Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 20/3/2009 là 151.903 tỷ đồng. So với dư nợ tính đến ngày 13/3/2009, chỉ sau 1 tuần thực hiện, dư nợ cho vay của chương trình này đã tăng 7.591 tỷ đồng (tương đương tăng gần 5,26%); trong đó dư nợ cho vay của nhóm NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 115.659 tỷ đồng, tăng 1.122 tỷ đồng (tăng gần 0,98%); nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 31.731 tỷ đồng, tăng 4.894 tỷ đồng (tăng gần 18,2%); nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 4.513 tỷ đồng, tăng 1.575 tỷ đồng (tăng gần 53,59%).
Vốn kích cầu quay lại ngân hàng
“Dù nỗ lực hết sức chúng tôi mới giải ngân cho vay hỗ trợ lãi suất được 300 tỉ đồng. Không biết các ngân hàng khác làm thế nào mà giải ngân được một lượng tiền lớn nhanh thế” - tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần giãi bày. Ông nói hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất của doanh nghiệp gửi về khá nhiều, phần lớn xin trả nợ cũ, vay mới.Cho đến giờ, ngoài Ngân hàng Nhà nước (NHNN), không có cơ quan quản lý nào có thể đánh giá chính xác bao nhiêu phần trăm của 113.708 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất đã được giải ngân đến 6-3-2009 thực sự đi vào sản xuất kinh doanh. Đã từ nhiều tháng nay, báo chí và các viện nghiên cứu dự báo không có được con số tuyệt đối tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng.
Tại Thông tư 02/TT - NHNNhướng dẫn thực hiện Quyết định 131/CP, đã quy định rất rõ: ngân hàngthương mại phải thực hiện việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định củaThủ tướng Chính phủ và thông tư này; đảm bảo công khai, rõ ràng số tiềnhỗ trợ lãi suất với khách hàng vay; từ chối các yêu cầu hỗ trợ lãi suấtkhông đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, lãnh đạo cácngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với cáctrường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định; nếu vi phạm, sẽ bị xửlý nghiêm khắc.
Tôi nhắc lại, cho vay doanh nghiệp tại một ngânhàng để trả nợ cho chính ngân hàng đó hoặc trả nợ cho một ngân hàngkhác, được coi là hành vi đảo nợ.
Còn trả nợ trước hạn hoặc đến hạn trả nợ, khách hàng thanh toán nợ cũ, vay nợ mới là chuyện bình thường. Muốnvay lại, phải tuân thủ nghiêm ngặt Quy chế tín dụng 1267 với điều kiệncó phương án sản xuất khả thi.
Vừa rồi, tôi có nghe nói về vấn đề đảonợ, nhưng làm sao có thể đảo nợ nếu không có dự án sản xuất hiệu quả? Luậtpháp nghiêm cấm triệt để hành vi đảo nợ trong bất luận trường hợp nào.Bởi vì, một nền kinh tế chấp nhận cho vay đảo nợ, tức là chấp nhận cáchlàm ăn không mang lại hiệu quả, đồng thời gây thất thoát tài sản, chưakể gây rối ren trong công tác quản lý.
Cục Thống kê Tp.HCM
Trong 3 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bằng việc giữ ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng, đồng thời có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ sản xuất khắc phục khó khăn, đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng ở mức cao, giảm dần lãi suất cho vay, điều hành tỷ giá phù hợp cung cầu thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất cơ bản xuống còn 7%/năm kể từ ngày 1/2, lãi suất trên thị trường tiền tệ có xu hướng giảm so đầu năm; tuy nhiên giữa tháng 2 đến nay một số ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,3-1%/năm (lãi suất huy động phổ biến hiện nay là 7,74%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng) để đảm bảo nguồn vốn hoạt động. Lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh, lãi suất cho vay VNĐ nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến từ 10-10,5%/năm; nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước từ 8,5-10%/năm.
Vốn huy động đến cuối quí I ước đạt 610 ngàn tỷ đồng, tăng 15,5% so cùng kỳ, tăng 4,2% so đầu năm (các chỉ số này ở cùng kỳ năm trước là 54,8% và 6,5%). Huy động bằng ngoại tệ chiếm 27,4% tổng vốn huy động, tăng 28,9% so cùng kỳ và tăng 5,2% so đầu năm; huy động VNĐ tăng 11,1%, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 317.200 tỷ đồng, tăng 23,2%, chiếm 52,1% tổng vốn huy động.
Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 515 ngàn tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ, tăng 2,4% so đầu năm (các chỉ số này ở cùng kỳ năm trước là 79,7% và 13,2%). Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước đạt 136.800 tỷ đồng, chiếm 26,6% tổng dư nợ, giảm 1,1% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng VND tăng 11,5% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 42,5% tổng dư nợ, tăng 13,2% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 4,1% so cùng kỳ.
Vũ Thành Tự Anh: Về chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đã và đang được triển khai, đánh giá của ông thế nào?
Chính sách này đã được khá nhiều nước thực hiện, và nhiều nước đã thực hiện không thành công.
Vì nhiều lẽ, lẽ lớn nhất là không kiểm soát được các khoản vay, do một số động cơ không chính đáng từ người đi vay (moral hazzards).
Tại Việt Nam, chương trình hỗ trợ lãi suất bắt đầu từ đầu năm nay, số vốn cho vay trong 1 tháng qua lên đến 93 nghìn tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế chỉ là 0,5%.
Điều đó cho thấy chủ yếu các nguồn vốn đó là đảo nợ. Năm 2008, doanh nghiệp vay với lãi suất 21%/năm, năm nay vay với lãi suất 6%/năm, chênh lệch đến 15%, nên các doanh nghiệp đều có động cơ để đảo nợ.
Số lượng vốn cho vay ra ngoài rất nhiều, nhưng dư nợ tín dụng tăng thêm lại rất nhỏ, về cơ bản tiền chỉ nằm trong ngân hàng, và chỉ chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, danh mục này sang danh mục khác.
Một vấn đề nữa là thời hạn và nhóm đối tượng được thụ hưởng. Mới đây nhất, có 2 nhóm đối tượng được bổ sung vào nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách này là các công ty khai khoáng và các công ty tài chính.
Nếu theo quy định, các công ty chỉ được vay để hỗ trợ cho vốn lưu động ngắn hạn, như vậy, với công ty tài chính, vốn lưu động của họ là gì?
Tôi cũng không hiểu tại sao lại hỗ trợ vốn cho các công ty khai khoáng.